Thời đại công nghệ 4.0 hiện nay đang có sự chuyển giao từ quảng cáo truyền thống sang Digital Marketing. Digital Marketing mang đến cơ hội cạnh tranh công bằng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp quảng cáo thương hiệu của mình trên môi trường online. Không còn giống trước đây khi chỉ có các công ty lớn, đa quốc gia mới nắm bắt và ứng dụng Digital Marketing trong kinh doanh. Vậy Digital Marketing là gì? Bạn có muốn trở thành một D- Marketer? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

DIGITAL MARKETING LÀ GÌ?

DIGITAL MARKETING LÀ GÌ?

Hiểu đơn giản Digital Marketing là tiếp thị trên nền tảng số. Cụ thể hơn, chúng ta phải cắt nghĩa cho được 2 chữ: “Digital” & “Marketing”. Trước tiên là chữ “Marketing”. Thứ nhất, Marketing là đi tạo ra giá trị – truyền tải giá trị và quan hệ với khách hàng. Thứ hai, công cụ cốt lõi của Marketing là 4P (Product-sản phẩm hoặc dịch vụ, Price – giá, Place – phân phối, Promotion – xúc tiến hay còn gọi là chiêu thị).

Thứ ba, làm Marketing có một quy trình. Tiếp theo ta đi bàn về chữ “Digital” Công nghệ đã số hóa cuộc chơi. Mọi thứ đã chuyển dịch lên Digital. Nếu như trước đây khách hàng của ta đọc báo giấy thì nay họ đang đọc báo điện tử. Nếu như trước đây khách hàng của ta xem Tivi thì nay học đang xem Youtube. Nếu như trước đây khách hàng của ta chỉ “tám” khi rảnh rỗi thì nay mọi người đều đang bàn luận trên Facebook.

Digital Marketing là đi làm tiếp thị trên nền tảng số. Mà ở trong thế giới số hóa đó, hành vi, đặc điểm,… mọi thứ của khách hàng đã thay đổi so với trước đây. Mà bản chất, vẫn là Marketing, chỉ là khác ở bối cảnh, trước đây là làm trong môi trường tiếp thị truyền thống. Còn nay, là trên nền tảng số.

Vậy Digital Marketing là Marketing trên NỀN TẢNG SỐ, mà NỀN TẢNG SỐ thì có 8 nền tảng phổ biến thế này: Website – Social – Digital Ads – Search Engine – Email – Mobile – App – Game

Thực hiện Digital Marketing có nghĩa là ta đi TẠO RA – TRUYỀN TẢI và GIỮ CHÂN KHÁCH HÀNG (MARKETING) trên/thông qua Website – Soical – Digital Ads – Search Engine…

LÀM DIGITAL MARKETING LÀ LÀM CÔNG VIỆC CỤ THỂ GÌ?

1/ Phân tích khách hàng – sản phẩm – môi trường

Bất cứ một chiến lược nào cũng cần đến sự phân tích. Mà cụ thể là cần phải phân tích khách hàng – sản phẩm – môi trường . Digital đã làm thay đổi mọi phương diện, từ cách chúng ta tiếp nhận thông tin – xử lý thông tin đến việc ra quyết định. Đó là lý do việc thấu hiểu & phân tích trở nên tối quan trọng. Đây chính là cơ sở để đề ra được mục tiêu & lối đánh. Không có chiến lược đúng đắn nào không xuất phát từ sự thấu hiểu cả.

2/ Đề ra chiến lược nội dung

Bạn rất cần phải hiểu bức tranh lớn trong việc thiết lập mục tiêu hiệu quả thì mới có được góc nhìn chiến lược. Một là, nhóm mục tiêu hướng đến Branding Bạn hiểu đơn giản thì đây là nhóm mục tiêu: Sử dụng Digital Marketing để: Xây dựng, thay đổi nhận thức – Xây dựng sự gắn kết của khách hàng Thay đổi niềm tin của khách hàng. Hai là, nhóm mục tiêu hướng đến Performance. Một lần nữa, hiểu đơn giản thì nó là việc sử dụng Digital Marketing để thu hút Data, cuộc gọi, đơn hàng,…

3/ Đề ra chiến lược nội dung – Content Strategy

Nội dung chính là thứ để bạn đạt được những mục đích, mục tiêu ở trên. Nội dung không phải đơn thuần chỉ có viết, mà còn có rất nhiều định dạng khác để truyền tải một thông điệp: Dùng ngôn ngữ, dùng phi ngôn ngữ, dùng vật chất,… Vậy trên Digital có những Platform nào thì ta phải xây dựng nội dung trên Platform đó. Content Marketing là một chủ đề rộng và rất thú vị, nó không phải đơn thuần là đi viết bài như nhiều người lầm tưởng!

4/ Đề ra chiến lược kênh lan tỏa (SEO, Google Ads, Facebook Ads,…)

Để nội dung của bạn đến được với khách hàng thì bạn cần phải có kênh lan tỏa nội dung đó. Lúc này đây chính là việc bạn hoạch định ra sẽ lan tỏa nội dung của bạn ở kênh nào (Google, Facebook, Youtube, Báo,…). Đó là những nhóm công việc chiến lược, còn ở nhóm công việc thực thi. Rõ ràng là ta sẽ đi triển khai bản kế hoạch đã xây dựng, nghĩa là ta lập kế hoạch cái gì thì đưa nó vào thực tế cái đó.

5/ Đo lường – Báo cáo – Tối ưu

Đo lường việc thực hiện và báo cáo việc thực hiện để điều chỉnh Hoạt động tiếp theo là bạn phải xây dựng được hệ thống đo lường những chỉ số mà phần chiến lược đã đề ra. Đương nhiên lúc này ta có những công cụ đo lường phù hợp như: Google Analytics, Yandex Metrica, CrazyEgg,… Việc quan trọng không kém là hệ thống báo cáo.

Thông thường ta muốn đọc cái gì thì mình vào trực tiếp Google Analytics, mỗi lần muốn đọc chỉ số nào là ta mất đến vài thao tác. Mà giả sử bạn chạy khoảng 5 dự án là thôi mất cả ngày để tìm được những thứ mình muốn. Vì cơ bản là bạn không cần phải đọc hết tất cả các chỉ số trong Google Analytics, mà ta chỉ cần chọn ta một số chỉ số cần thiết để theo dõi mà thôi. Thực ra có một cách đơn giản là ta dùng Google Data Studio hoặc thậm chí chính Google Sheet, kết nối với Google Analytics và làm việc đó!.

KỸ NĂNG VÀ HIỂU BIẾT CẦN CÓ CỦA DIGITAL MARKETER

KỸ NĂNG VÀ HIỂU BIẾT CẦN CÓ CỦA DIGITAL MARKETER

1. Video

Có một thống kê chỉ ra rằng “Trong thời đại mà người dùng bị bủa vây bởi quá nhiều thông tin, mức độ tập trung của chúng ta giảm xuống khoảng 8,25 giây”. Vì vậy để thu hút được sự chú ý của người dùng online chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Các nghiên cứu đã cho thấy video giúp tăng lượng tương tác và tạo xếp hạng cao hơn trên Google. Bạn không cần trở thành video producer nhưng bạn có thể học cách tạo ra một video cơ bản. Hiểu cách viết kịch bản, sử dụng các nền tảng và apps để tạo ra video và các yếu tố ảnh hưởng của video sẽ là điểm cộng lớn cho bạn khi ứng tuyển cho công việc digital marketing.

2. SEO & SEM

Tìm kiếm online điều hướng quảng cáo digital. Bạn phải hiểu về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và SEM (search engine marketing) nếu muốn làm việc trong ngành này. Bạn đừng cảm thấy quá lo lắng về sử dụng back-end. Hiểu về tầm quan trọng của SEO và cách ứng dụng của nó trong ngành còn quan trọng hơn rất nhiều. Đây là bước đầu tiên cảu bất cứ chiến dịch digital marketing hay quản trị nội dung nào. Hiểu cách SEO và SEM hoạt động và ảnh hưởng đến mục tiêu chung sẽ giúp bạn phối hợp tốt hơn với những mảng còn lại của team digital mà không cảm thấy lạc lõng hay ở nhầm chỗ.

3. Content Marketing

Nội dung (Content) là cái thu hút và tương tác với khách hàng dù cho đó là website, video, social media hay blog. Nó có thể là bất cứ điều gì mà mọi người có thể tìm kiếm online: whitepapers, case studies, sách hướng dẫn và rất nhiều thứ khác nữa. Hiểu rõ các khía cạnh của content, cách tạo ra content, hiệu quả của nó và cách sử dụng tốt nhất sẽ cung cấp cho bạn một lượng kiến thức khổng lồ đủ để biết về bất cứ vai trò nào trong digital marketing. Bạn cũng cần tìm hiểu content nên được sử dụng như thế nào để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu bao gồm cả trên social media. Phụ thuộc vào trình độ công việc mà bạn tìm kiếm trong ngành digital marketing, bạn cũng sẽ phải biết về chiến lược nội dung và phương pháp đo lường.

4. Data & Phân tích dữ liệu

Google Analytics là công cụ phổ biến và quan trọng của digital marketing. Bạn có thể kiểm tra các báo cáo nhưng điều quan trọng hơn là cách sử dụng những thông tin bạn tìm được. Quản trị một dự án và áp dụng các kết quả tìm được dựa trên hành vi khách hàng sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt hơn để tăng lượt chuyển đổi và điều hướng traffic. Thu thập và sử dụng data cũng là một kỹ năng vô cùng quan trọng vì những data thu thập được bởi doanh nghiệp giống như một mỏ vàng. Nó phải được phân tích kỹ lưỡng và chuyên sâu để thu thập và giữ chân khách hàng mới.

5. Design Thinking

Trải nghiệm khách hàng là chìa khóa thành công trên nền tảng digital. Tư duy thiết kế (Design thinking) vô cùng quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp hiểu cách tương tác với khách hàng tốt nhất. Nhưng trước hết, hãy đảm bảo rằng trải nghiệm online của khách hàng dễ dàng, đơn giản và hiệu quả. Đó có thể bao gồm các trang online shopping, tiếp cận thông tin và một số điều khác công ty của bạn có thể cung cấp cho khách hàng bao gồm các ứng dụng cá nhân hóa.

Bạn phải có cái nhìn tổng quát hơn về kết quả những việc bạn đang thực hiện và dự đoán trước những vấn đề có thể xảy ra. Bạn cũng phải đề xuất những cải thiện dựa trên những dự đoán của mình và đảm bảo ý tưởng của bạn là khả thi.

6. Kiến thức về công nghệ

Công nghệ có ảnh hưởng vô cùng lớn trong thời đại số hiện nay. Để không “lạc quẻ” trong ngành, bạn phải hiểu rõ những công nghệ mới nhất được cập nhật và cách nó đang được sử dụng. Làm việc trong ngành luôn có sự đổi mới, bạn cũng cần phải thích nghi nhanh chóng với những cập nhật thay đổi và hoàn thiện bản marketing plan phù hợp với thời đại. Tôi tin rằng sử dụng công nghệ không phải vấn đề quá khó với bạn. Bất kể bạn muốn bắt đầu (hoặc kết thúc) ở bước nào trong sự nghiệp của mình, bạn vẫn nên biết về hệ thống mã hóa web và quản lý nội dung (CMS).

7. Hiểu cách tương tác

Hơn tất cả mọi thứ, bạn cần hiểu được cách tốt nhất để thu hút khách hàng là gì. Bạn sẽ cần sức thuyết phục cực kỳ lớn để có thể hình thành một chiến dịch giúp phát triển doanh nghiệp. Để có thể làm được điều đó bạn phải tìm ra điều gì đã giúp doanh nghiệp có được khách hàng như hôm nay và điều gì đã tạo nên sự cam kết và sự chuyển đổi đến mua hàng.

Tuy nhiên số lượng người theo dõi các trang mạng xã hội của bạn chưa bao giờ đủ để thể hiện kết quả công việc của bạn. Bạn cũng phải thuyết phục mọi người từ phía bên trong. Bạn sẽ phải thuyết phục nhóm của bạn, các bộ phận liên quan và đặc biệt là sếp rằng họ đang chi tiền cho điều xứng đáng. Hãy đảm bảo rằng bạn nắm rõ mọi công việc từ SEO đến content và công nghệ cũng phản hồi từ tất cả mọi người. Đó là cách tốt nhất để kế hoạch của bạn được thực hiện suôn sẻ.

MỘT SỐ VỊ TRÍ PHỔ BIẾN TRONG NGÀNH DIGITAL MARKETING

Vậy với tất cả khối kiến thức khổng lồ bên trên, bạn có thể làm gì trong ngành Digital Marketing? Dưới đây là một vài lộ trình nghề nghiệp bạn có thể lựa chọn:

1. SEO Manager

Với vị trí này, bạn sẽ phát huy kỹ năng của một chuyên gia SEO để điều hướng nội dung và cải thiện content của công ty trên các nền tảng digital. Đầu vào của bạn sẽ định hướng những người sáng tạo nội dung nhắm đúng mục tiêu và insight khách hàng. Từ đó performance của công ty trên Google và social media sẽ được cải thiện và nâng cao.

2. Content Marketing Specialist

Bạn sẽ là nhà sáng tạo nôi dung cùng với lên kế hoạch và có thể là chiến lược để đảm bảo lượng traffic và thứ hạng Google của công ty tăng lên. Bạn sẽ lên kế hoạch cho những nội dung cần có là dạng video, blog hay social media. Bạn có thể kết hợp với SEO Manager để đưa ra bộ từ khóa hiệu quả nhất cho content.

3. Social Media Manager

Một người quản lý social media sẽ tập trung vào lên lịch đăng, tạo các bài post và giám sát các bài đăng trên social media. Nếu bạn để ý, sẽ luôn có sự giao nhau giữa các vị trí để tạo nên một chiến lược digital marketing tổng thể.

4. Marketing Automation Coordinator

Vị trí này sẽ làm việc với hiệu quả và kết quả của chiến dịch marketing. Đây là một công việc thiên về công nghệ nhiều hơn, bạn sẽ được tiếp xúc với những phần mềm tốt nhất để nghiên cứu và tìm ra hành vi quan trọng của khách hàng. Bạn cũng sẽ tham gia vào việc đo lường và thống kê khi theo dõi hiệu suất chiến dịch.

5. Digital Marketing Manager

Bạn sẽ giám sát việc phát triển chiến lược nội dung và toàn bộ chiến dịch marketing. Công việc của bạn sẽ liên quan đến việc tăng độ nhận diện thương hiệu, điều hướng traffic để có được những khách hàng mới. Bạn cũng phải liên tục cập nhật các yếu tố công nghệ để tối ưu hóa chiến dịch digital marketing. Bạn cần phân tích các công việc marketing đã được thực hiện để theo dõi và đánh giá kết quả chiến dịch.

Hi vọng những thông tin của bài viết này sẽ hữu ích và giúp cho các bạn sử dụng Digital Marketing đã trở thành trợ thủ đắc lực, nắm bắt được các cơ hội việc làm vô cùng triền vọng trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay.