Các chuyên gia sẽ thảo luận cách ứng phó, vượt khủng hoảng của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng bởi Covid-19 trong buổi toạ đàm sáng ngày 14/5 trên VnExpress.

Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới. Việt Nam cũng đang chịu ảnh hưởng bởi “làn sóng” Covid-19 bùng phát trong cộng đồng từ cuối tháng 4 đến nay. Dịch bệnh đã giáng một đòn nặng nề vào các doanh nghiệp, trong mọi lĩnh vực.

Các chuyên gia sẽ thảo luận cách ứng phó, vượt khủng hoảng của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng bởi Covid-19 trong buổi toạ đàm sáng ngày 14/5 trên VnExpress.

Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới. Việt Nam cũng đang chịu ảnh hưởng bởi “làn sóng” Covid-19 bùng phát trong cộng đồng từ cuối tháng 4 đến nay. Dịch bệnh đã giáng một đòn nặng nề vào các doanh nghiệp, trong mọi lĩnh vực.

Theo ước tính của nền tảng trực tuyến IG, 92% quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới rơi vào suy thoái kinh tế trong năm nay – tỷ lệ cao chưa từng thấy kể từ đại dịch đậu mùa vào thập niên 1870. Sự suy giảm này trở thành thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho thấy, năm 2020 có hơn 101.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động, chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm trước.

Một dãy các hàng quán đóng cửa trên đường Trần Phú, Hội An cuối tháng 3/2021. Ảnh: Anh Tú

Một dãy các hàng quán đóng cửa trên đường Trần Phú, Hội An cuối tháng 3/2021. Ảnh: Anh Tú

Đứng trước nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch, bài toán về quản trị doanh nghiệp trở nên cấp bách và đòi hỏi những người làm chủ phải bộc lộ vai trò lãnh đạo sáng suốt trong việc vận hành doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng. Theo các chuyên gia, đối với những ngành chịu nhiều sức ép nặng và lâu dài trong Covid-19 như ngân hàng hay công nghiệp thời trang, những người đứng đầu doanh nghiệp lại càng phải nhanh chóng thích nghi và sớm đưa ra kế hoạch ứng phó.

Vậy các doanh nghiệp đã phải trải qua những gì trong đại dịch? Họ đã thay đổi như thế nào để vượt qua khủng hoảng? Những nhà lãnh đạo của doanh nghiệp cần rút ra bài học gì sau cuộc chiến với Covid-19 và đâu là chiến lược thích nghi của họ để tồn tại và phát triển trong trạng thái “bình thường mới”?

Những nội dung trên sẽ được bàn luận trong toạ đàm kinh tế với chủ đề: “Quản trị doanh nghiệp xuyên khủng hoảng”, do báo VnExpress tổ chức, phát sóng lúc 9h, ngày 14/5 trên VnExpress.net và Fanpage VnExpress.

Tham gia toạ đàm có Tiến sĩ Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh; bà Vũ Thị Hồng Nhung – Phó phòng Chính sách sản phẩm bán buôn – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và ông Thân Đức Việt – Tổng giám đốc Công ty May 10.

Tiến sĩ Võ Trí Thành.

Tiến sĩ Võ Trí Thành.

Tiến sĩ Võ Trí Thành nguyên phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế trung ương (CIEM). Ông là chuyên gia phân tích kinh tế và tư vấn về các vấn đề liên quan đến thương mại tự do, hội nhập kinh tế khu vực, phát triển tài chính và chính sách vĩ mô. Ngoài ra ông cũng rất quan tâm tới các lĩnh vực khác như cải cách thể chế và phát triển kinh tế.

Ông nhận bằng Tiến sĩ Kinh tế tại trường Đại học Quốc gia Australia (ANU) năm 1997. Chuyên gia sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng của Covid-19 đến tình hình chung của doanh nghiệp Việt Nam, vai trò của những nhà lãnh đạo như thế nào khi làm chủ doanh nghiệp trong đại dịch, từ đó, đưa định hướng cho lãnh đạo doanh nghiệp.

bà Vũ Thị Hồng Nhung - Phó phòng Chính sách sản phẩm bán buôn - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Bà Vũ Thị Hồng Nhung – Phó phòng Chính sách sản phẩm bán buôn – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Về phía đại diện Vietcombank có bà Vũ Thị Hồng Nhung. Năm 2020, Vietcombank được tạp chí The Asian Banker vinh danh “Ngân hàng được quản trị tốt nhất trong đại dịch Covid-19”. Giải thưởng là sự ghi nhận kết quả kinh doanh cũng như những hành động thiết thực của nhà băng trong việc chia sẻ với các doanh nghiệp, người dân và cộng đồng trước khó khăn vì đại dịch.

Tham gia toạ đàm, bà Vũ Thị Hồng Nhung sẽ chia sẻ những bài học, kinh nghiệm áp dụng vào việc quản lý và lãnh đạo ngân hàng vượt qua khủng hoảng để được The Asian Banker công nhận.

Ông Thân Đức Việt - CEO May 10

Ông Thân Đức Việt – CEO May 10

Thời trang cũng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng bởi Covid-19, tuy nhiên, suốt thời gian xảy ra dịch đến nay, May 10 không sa thải một công nhân nào, đảm bảo việc làm đầy đủ và thu nhập cho người lao động. Để duy trì hoạt động, May 10 vẫn đang tìm các biện pháp để thay đổi, tổ chức lại sản xuất. Ông Thân Đức Việt – CEO của May 10 sẽ chia sẻ những khó khăn cũng như cách thức giúp doanh nghiệp duy trì và vượt qua khủng hoảng tại toạ đàm sáng ngày 14/5.

Bên cạnh đó, đại diện doanh nghiệp và chuyên gia sẽ đưa ra dự báo dựa trên những góc nhìn, phân tích cá nhân và chia sẻ chiến lược thích nghi để tồn tại và phát triển trong trạng thái bình thường mới.

An Nhiên