Báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 được đánh giá dựa trên các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của các quốc gia trong thời kì 4.0. Các chỉ số này bao gồm 12 trụ cột được chia thành 04 nhóm: Môi trường kinh doanh, nhân lực, thị trường và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.


Xếp hạng kỹ năng của Việt Nam so với 141 quốc gia trên Thế Giới

Theo Báo Cáo Năng Lực Cạnh Tranh Toàn Cầu Trong thời kì 4.0 năm 2019 của Diễn đàn kinh tế Thế giới, Việt Nam hiện đang đứng thứ 97 trên tổng số 141 quốc gia về trụ cột “Kĩ năng” trong nhóm “Năng lực”. Mặc dù thứ hạng có tăng nhẹ từ hạng 94 năm 2018. Không chỉ vậy, xếp hạng về kĩ năng của các bạn sinh viên Việt Nam hiện chỉ đứng thứ 116, xếp sau cả Lào và Cam-pu-chia. Cho nên, có thể nói vấn đề kĩ năng chính là rào cản đối với các bạn trẻ Việt Nam trong việc tìm được công việc trong thời đại 4.0.

Nguồn: Global Competitive Report 2019 – World Economic Forum

Kĩ năng nào được các nhà tuyển dụng yêu cầu trong thời đại 4.0?  

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ theo cấp số nhân và xóa nhòa mọi ranh giới giữa vật lí, kỹ thuật số và sinh học. Cùng với sự phát triển của các công nghệ tự động hóa hay các thuật toán đang tạo ra những mô hình kinh doanh mới và mở ra một nền kinh tế tự do (Gig economy) với nhiều start-up công nghệ.

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ cho phép con người sử dụng và phân tích dữ liệu lớn (big data), mở rộng thị trường app- hay web-, Internrt of Things là top 3 những công nghệ được áp dụng mà làm thay đổi nhiều ngành công nghiệp trên thế giới.

Không chỉ vậy, khi các thiết bị kết nối không dây như laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh trở nên phổ biên đã tạo nên một môi trường cho phép các dịch vụ “theo yêu cầu” của khách hàng ngày càng phát triển. Do đó những công việc mới đòi hỏi kĩ năng tư duy cao hơn, đồng thời những công việc chỉ cần kĩ năng tư duy cơ bản và hoạt động chân tay đơn thuần cũng bị “đánh bay”.

Để có thể sinh tồn trong thị trường lao động đầy sự biến động và cuộc chiến giữa con người và máy móc, các bạn trẻ cần phải nắm rõ được sự chuyển dịch trong các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Theo McKinsey Global Institute, những thay đổi chính của thị trường việc làm về các kĩ năng:

  1. Nhu cầu cho các kĩ năng liên quan đến công nghệ từ cơ bản đến nâng cao đều tăng: Công nghệ phát triển buộc con người cần phải hiểu cách vận hành, không ngừng cải tiến, phát triển và thích nghi.
  2. Nhu cầu cho các kĩ năng xã hội và quản lí cảm xúc đang tăng nhanh chóng – đây cũng chính là kĩ năng mà robot khó có thể thành thạo.
  3. Sự có mặt của các tiến bộ trong lĩnh vực tự động hóa tạo nên sự dịch chuyển từ các kĩ năng tư duy thông thường đến các kĩ năng sáng tạo, tư duy phản biện, khả năng quyết định và xử lí các thông tin phức tạp.
  4. Mặc dù các công việc về thể chất và chân tay đang có xu hướng giảm, đến năm 2030 vẫn giữ được thị phần lớn trong tổng số lực lượng lao động.

Những kĩ năng đáng được đầu tư trong năm 2020s

Diễn đàn kinh tế Thế giới dự đoán sự bùng nổ về các kĩ năng liên quan đến con người cũng như khả năng sáng tạo, hướng đến những thuộc tính của con người mà máy móc khó có thể bắt chước. Các dạng kĩ năng này cũng chính là chiếc chìa khóa mở ra nhiều cánh cửa cơ hội cho các bạn trẻ.

Đầu tư vào việc cải thiện kĩ năng chính là khoản đầu tư đáng giá nhất cho sự nghiệp của bạn. Hơn nữa, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI đã khiến kĩ năng mềm trở nên đặc biệt quan trọng bởi đây chính là kĩ năng mà robot không thể tự động hóa được”.

Paul Petrone – biên tập của LinkedIn Learning

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sân chơi của các nhà lãnh đạo sở hữu kĩ năng làm việc với con người. Tuy nhiên, kĩ năng không phải là môn học ghi nhớ, nó cần chúng ta phải thực hành và luyện tập mỗi ngày. Các chương trình đào tạo ngắn hạn của www.vestco.edu.vn sẽ giúp các bạn học hỏi thêm về kĩ năng dành cho thế kỉ 21.

https://vestco.edu.vn/transferable-skills/  được tổ chức với mong muốn trang bị những nền tảng kĩ năng toàn cầu như: kĩ năng hợp tác, phát triển khả năng xác định vấn đề cốt lõi và giả quyết vấn đề một cách sáng tạo bằng cách sử dụng “tư duy thiết kế” – Design Thinking. Ngoài ra các hoạt động trải nghiệm tại các doanh nghiệp cũng sẽ đem đến cho các bạn trải nghiệm thực tế về môi trường làm việc, cách hoạt động cũng như tiếp xúc với các bộ phận tại doanh nghiệp.

Nếu bạn đang muốn cải thiện các kĩ năng của bản thân để đáp ứng với sự biến động của thị trường lao động 4.0, hãy liên hệ ngay với VESTCO nhé.