Việc học có thể được mài giũa thông qua thực hành.

Thứ động lực thúc đẩy hầu hết chúng ta tìm hiểu một điều gì đó mới, chính là sự tò mò và niềm khao khát được tiếp tục phát triển. Song, để từ ước muốn hình thành nên những năng lực mới trên thực tế, lại đòi hỏi phải có một kế hoạch. Quan trọng là ta cần phát triển một phương hướng tư duy đúng đắn, và những kỹ năng phù hợp, như vậy mới có thể liên tục trau dồi cho bản thân xuyên suốt đời sống thường ngày, và cả trong công việc.

Đã quá nhiều lần, những mục tiêu đề ra của chúng ta trở thành những mục tiêu không được đáp ứng. Như vậy, ta cần phải làm gì để vận dụng được những lời khuyên trên vào thực tiện?

Chiến lược hiệu quả nhất để đạt được các mục tiêu trau dồi bản thân là thực hành kết hợp 3 yếu tố sau:

  • Một số lượng cụ thể các mục tiêu rõ ràng, có tính cấp bách.

Âu cũng là một điều tốt khi bạn có được cho mình một loạt các nguyện vọng về sự phát triển liên tục. Những người học hiệu quả nhất cũng có những nguyện vọng như thế. Song, cách tốt nhất để hoàn thiện chúng là tập trung vào một vài mục tiêu rõ ràng, trong một thời điểm nhất định.

  • Một mốc thời gian cụ thể để hoàn thiện được những mục tiêu đó.

Các hạn chót đề ra cũng là một cách để chúng ta tập trung tâm trí. Trong khi, chu kỳ thời gian đối với việc đáp ứng được một mục tiêu còn cần phụ thuộc vào bản chất của chính mục tiêu đó, nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện được rằng, khoảng thời gian tối ưu nên đủ dài để hình thành được những hành vi mới, và đủ ngắn để tạo nên một cảm giác cấp bách và động lực phát triển.

  • Một nhóm người cụ thể, những người có thể hỗ trợ và giám sát tiến độ thực hiện các mục tiêu.

Con người ta có nhiều khả năng đạt được mục tiêu hơn khi nhờ cậy được những sự hỗ trợ, giúp ta duy trì tinh thần trách nghiệm.

Phương pháp tiếp cận này phản ánh một vòng cung bản chất của việc học: Xác định các kiến thức cụ thể hay một kỹ năng để học hỏi, thiết lập quá trình cách học, có sự tham gia của những người xung quanh và kinh nghiệm thực hành để củng cố quá trình, biến kiến thức thành năng lực vững chắc.

Để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi đã thiết lập phương pháp tự học “3x3x3” – một phương pháp cơ bản mà dễ nhớ để thiếp lập các mục tiêu phát triển nghề nghiệp, có thể phối hợp với việc thực hành các phương pháp học tập hiệu quả.

Nói một cách dễ hiểu, phương pháp 3x3x3 khuyến khích bạn xác định 3 mục tiêu phát triển, trong quãng thời gian là 3 tháng, liên hệ với 3 người có thể hỗ trợ bạn hoàn hiện được mục tiêu và để đảm bảo bạn theo sát quá trình đó. Nó là một khung ý tưởng có thể vận dụng được dưới nhiều hình thức, và sẽ hỗ trợ chúng ta đưa việc học tập có chủ đích vào trong thực tiễn.

Bạn có thể hình dung về từng chỉ tiêu đó như sau:  

Ba mục tiêu

Khi bàn về việc thiết lập các mục tiêu phát triển, bạn nên tập trung vào không quá 3 mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Vượt quá con số đó có khả năng phản tác dụng, buộc bạn phải phân bổ sức tập trung, năng lượng và việc thực tập vào quá nhiều ước muốn.

Phát triển một năng lực mới là một công đoạn khó nhằn, đòi hỏi sự chủ tâm và cả độ tập trung. Khi con người ta đặt ra quá nhiều mục tiêu, họ thường thất bại để đạt được sự tiến bộ thực sự về bất kể một mục tiêu nào trong số đó. Trên thực tế, họ thường khó có thể nhớ nổi bản thân đang cố gắng đạt được điều gì.

Đặt ra ít các mục tiêu cụ thể hơn cho phép bạn phát triển những thói quen mới, đồng thời, hình thành tâm thế theo đuổi mục tiêu có chủ đích ở một mức độ phù hợp, giúp cải thiện hiệu suất của bạn.

Đồng thời, cũng có các nguy cơ đối với việc đặt ra quá ít mục tiêu. Khi con người ta tập trung đạt được duy chỉ một mục tiêu phát triển trong bất kỳ giai đoạn nhất định nào, họ có thể đang bỏ lỡ các cơ hội để mở rộng sức ảnh hưởng của bản thân cũng như thúc đẩy hiệu suất làm việc.

Hầu hết chúng ta đều có nhiều hơn là một lĩnh vực – mà ở đó, ta muốn, hoặc cần phải cải thiện hiệu suất làm việc của mình. Dưới tình hình các kỹ năng và vai trò công việc đang ngày một phát triển, ta khó có thể đảm bảo được rằng theo đuổi chỉ một mục tiêu nhất định đã là đủ để đáp ứng được các kỳ vọng ngày càng tăng mà nhiều lao động có chuyên môn cần phải đáp ứng được để có thể theo sát thị trường.

Hơn nữa, có được một vài mục tiêu phát triển sẽ hỗ trợ chúng ta tận dụng tốt hơn toàn bộ các trải nghiệm mà ta muốn học hỏi. Ví dụ, đối với một chuyên gia đang ở lưng chừng sự nghiệp, có thể đặt mục tiêu trở thành một nhà huấn luyện giỏi giang hơn đối trước các nhân viên của mình, mở rộng mạng lưới liên hệ trong ngành, cũng như cải thiện sự tập trung trên toàn doanh nghiệp của cô ấy trong các cuộc họp cấp lãnh đạo. Các mục tiêu của cô không chỉ là những mục tiêu có thể đáp ứng được khi xếp vào một kế hoạch hành động cụ thể, mà chúng còn củng cố lẫn nhau, và khuyến khích người thực hiện chúng tận dụng các trải nghiệm hằng ngày theo những cách thức mới.

Cũng tương tự như đối với hầu hết các nguyên tắc về sự phát triển, chúng ta đang tìm kiếm một “vùng Goldilocks” – nơi ta không ôm đồm quá nhiều mục tiêu, đồng thời, cũng không quá ít. Con số 3 sẽ là một sự kết hợp lý tưởng nhất.

Ba Tháng

Ý “3” thứ hai là nói tới độ dài thời gian mà bạn cần đặt ra để đạt được mục tiêu phát triển. Một lần nữa, hãy nghĩ về thời gian 3 tháng đó như một quá trình tự học, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một kế hoạch cũng như quy trình để đạt được mục tiêu đề ra. Khoảng thời gian tối ưu có thể thay đổi đôi chút, bởi còn phụ thuộc và bản chất của mục tiêu đó. Song, có một vài lý do vì sao quãng thời gian là 3 tháng thường sẽ hiệu quả đối với việc đạt được các mục tiêu phát triển.

Ba tháng sẽ mang lại cho bạn đầy đủ “đà chạy” để tạo nên một tiến bộ rõ ràng so với mục tiêu đề ra, thông qua các chu kỳ luyện tập, góp ý và sự đào tạo chính thức (nếu cần). Đồng thời, quãng thời gian là 3 tháng buộc chúng ta phải nắm rõ và cụ thể hóa các mục tiêu của mình, điều này đã được minh chứng là thiết yếu đối với việc thiết lập mục tiêu sau nhiều thập kỷ nghiên cứu.

Khó có thể vòng vo hay trì hoãn với các chỉ tiêu cụ thể, khi hạn chót là 12 tuần tính từ xuất phát điểm.

Thứ hai, quãng thời gian 3 tháng phù hợp với rất nhiều nhịp điệu tự nhiên của thế giới tổ chức công việc, dù là tổ chức công tác báo cáo hằng quý, đánh giá kinh doanh hằng quý, hay cập nhật đường lối lãnh đạo hằng quý. Tương tự như với các chu kỳ tự nhiên khác, chu kỳ 3 tháng mang trong mình một nhịp điệu và đặc tính, có thể phối hợp với từng nhịp hoạt động trong nhiều cơ quan, tổ chức.

Đặt ra thời hạn 3 tháng đồng thời cũng buộc chúng ta phải chia nhỏ các mục tiêu dài hạn thành từng bước có thể đạt được, cho phép ta hiệu chỉnh, hay điều hướng lại năng lượng của bản thân trên cung đường hướng về mục tiêu. Nó tạo dựng nên một cột mốc tự nhiên, là điểm dấu trên cung đường hướng tới những mục tiêu rộng lớn hơn.

Ví dụ, hãy lấy một người chưa có chuyên môn về HR, quan tâm tới việc chuyển sang vị trí phân tích nhân sự. Để có thể làm được điều đó, anh ta có thể đặt mục tiêu là 3 tháng để xây dựng một kiến thức nền tảng chủ đạo về máy học, và hoàn thiện một khóa học đầu vào thông qua một nền tảng khổng lồ cung cấp các khóa học trực tuyến, và có mã nguồn mở.

Vào thời điểm 3 tháng này, anh ta có thể nhận ra rằng bản thân chán ghét từng phút giây tham gia vào khóa học đó, và sẽ suy nghĩ lại xem liệu rằng con đường này có phù hợp với bản thân anh nữa không. Hoặc, anh có thể yêu thích nó, và rồi, đề ra một mục tiêu kế tiếp để học về cách các kỹ thuật máy học được ứng dụng cụ thể ra sao trong lĩnh vực nhân sự trong quãng thời gian 3 tháng tiếp theo. Bất luận là trường hợp nào, chu kỳ 3 tháng cũng tựa như một mốc kiểm duyệt quan trọng để đảm bảo rằng các mục tiêu phát triển hẵng còn phù hợp với những nguyện vọng to lớn hơn nơi anh.

Ba người đồng hành khác

Ý “3” cuối cùng là về những người sẽ hỗ trợ bạn vươn tới các mục tiêu phát triển của mình.

Bản năng tự nhiên của con người là giữ kín những mục tiêu về mình. Điều đó bảo vệ chúng ta khỏi sự xấu hổ nếu kế hoạch bất thành, cho phép ta cảm thấy bớt khốn đốn hơn.

Tìm kiếm sự giúp đỡ có thể là một điều không mấy thoải mái, song, việc kéo theo những người khác vào quá trình học hỏi của chúng ta lại là một trong những cách thức hữu hiệu nhất để nâng cao khả năng đạt được mục tiêu. Nó tạo nên một áp lực xã hội lành mạnh, cho phép những người khác biết được rằng những góp ý và ý tưởng của họ vào thời điểm nào mới là hiệu quả nhất, đồng thời, mở lòng chia sẻ về một mục tiêu sẽ tạo nên các cơ hội để bạn có thể ăn mừng và củng cố sự phát triển cá nhân cùng với những người khác.

Đó chính là lý do vì sao con người ta lại cảm thấy việc giảm cân trở nên đơn giản hơn, hoặc sẽ tập luyện thường xuyên hơn khi bản thân là một phần của mạng lưới hỗ trợ, thay vì cố gắng tự mình thay đổi những thói quen. Họ san sẻ các thử thách và trách nghiệm, để cùng bám sát vào nghiệm vụ của mình.

Khi việc chia sẻ các mục tiêu phát triển cá nhân trở thành tiêu chuẩn của một đội nhóm, kết quả thu được thường sẽ là một môi trường dồi dào về tinh thần học hỏi và phát triển, nơi tất cả các thành viên đồng lòng hộ trợ lẫn nhau.

Hãy coi đây là một gợi ý, mạng lưới hỗ trợ của bạn có thể bao gồm ít nhất là 3 người, không có một giới hạn cụ thể nào về số lượng người mà bạn có thể nhờ cậy để hỗ trợ mình đạt được mục tiêu; trên thực tế, có thể, có rất nhiều lý do chính đáng để không chỉ dừng lại ở con số 3, nếu bạn sẵn có một vòng tròn bạn bè rộng lớn hơn.

Tuy nhiên, việc buộc bản thân chia sẻ với ít nhất là 3 người góp phần tạo nên một kỷ luật lành mạnh, giúp bạn hiểu rõ hơn về kiểu hỗ trợ mình cần.

Chìa khóa ở đây là, hãy lựa chọn những người đã có đủ kinh nghiệm va chạm trong công việc của bạn, đã đạt được thành tựu ở những mảng lĩnh vực cụ thể, nơi bạn đang đặt cột mốc hướng về.

Họ có thể là đồng nghiệp, hoặc những người bạn, những người giám sát trực tiếp, nhà quản lý, hay thậm chí, là cả bạn đời và con cái của bạn, điều này còn phụ thuộc vào bản chất mục tiêu là gì.

Một quan điểm đến từ bên ngoài, hoặc từ một người bạn chí cốt đáng tin cậy, thà có còn hơn không, song, nếu là đa dạng các nguồn hỗ trợ, với những thông tin chi tiết, và sự góp ý nhận xét, cơ hội học hỏi và phát triển của bạn sẽ được nhân lên gấp bội.

Học tập có chủ đích có thể là một quá trình tự phát, mà cũng có thể là có chủ đích. Những người học hiệu quả nhất đều nắm rõ bản thân muốn học cái gì và tại sao lại học nó. Họ kiếm tìm các cơ hội để lăn xả, và có khuynh hướng hành động. Trong khi, họ có thể tò mò về nhiều yếu tố xung quanh, họ vẫn biết cách để tập trung việc học và đạt được những mục tiêu cụ thể.

Việc học có thể được mài giũa thông qua thực hành. Khía cạnh trọng nhất của phương pháp 3x3x3 không phải ở các con số chính xác về mục tiêu, về số tháng hay số người, mà là về ý tưởng xây dựng một quá trình nhất quán, giản đơn để thiết lập và đạt được các mục tiêu, và rằng chúng ta có thể vận dụng nó trong suốt sự nghiệp của mình.

Phương pháp 3x3x3 có thể giúp ta loại trừ một số lựa chọn phỏng đoán khỏi việc thiếp lập các mục tiêu phát triển, đồng thời, cung cấp cho chúng ta thứ khuôn khổ để liên tục học tập suốt đời.

Mong rằng sẽ có nhiều quý độc giả tận dụng cơ hội để xây dựng (và sẻ chia!) về phương pháp 3x3x3 của riêng mình, và biến nó trở thành một thói quen phục vụ cho sự phát triển cá nhân, lẫn sự nghiệp, vào những năm tháng sắp tới.

Tác giả: Lisa Christensen, Jake Gittleson, và Matthew Smith

Link bài gốc: Intentional learning in practice: A 3x3x3approach

Dịch giả: Trần Ngọc Phương Thư – ToMo Learn Something New