1. Trang phục phù hợp trong buổi phỏng vấn

Ngoại hình là một trong những yếu tố tác động khá lớn đến kết quả buổi phỏng vấn. Tác phong, suy nghĩ và cách hiểu của bạn về văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua cách lựa chọn trang phục của bạn. Một ngoại hình chỉnh chu sẽ giúp bạn tự tin rất nhiều. Nó cũng giúp bạn ghi những điểm số đầu tiên trong mắt nhà tuyển dụng.

Trang phục khi phỏng vấn

Mặc trang phục nghiêm túc chứng tỏ bạn hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp và tôn trọng nhà tuyển dụng. Dù cho bạn có là người yêu thích sự thoải mái và tiện lợi thì cũng đừng nên diện quần jeans và áo pull để tham dự một buổi phỏng vấn xin việc. Có thể là chiếc áo sơ mi trắng, quần âu,… sẽ giúp bạn trông lịch sự hơn.

Ấn tượng đầu tiên không phải là tất cả nhưng sẽ quyết định thiện cảm của người phỏng vấn đối với bạn. Bạn cần lưu tâm đến vấn đề trang phục. Nếu không, trong mắt nhà tuyển dụng bạn sẽ là một người xuề xòa và dễ dãi. Không một công ty nào lại muốn thu nhận một nhân viên tương lai xuề xòa và dễ dãi như vậy cả

2. Thái độ tự tin khi phỏng vấn

Yếu tố thứ 2 tác động đến kết quả của cuộc phỏng vấn chính là sự tin tin của bạn. Một lời khuyên hữu ích dành cho bạn là khi chào nhà tuyển dụng, hãy mỉm cười thật tươi với ánh mắt biết nói. Bạn nên nhìn vào phần giao giữa mũi và lông mày người đối diện. Tránh nhìn chằm chằm vào trán, môi và miệng của người đối diện. Hãy cố găng trình bày một cách mạch lạc nhất nhé.

Thái độ tự tin khi phỏng vấn

Chỉ một hành động nhỏ mà bạn vô tình thể hiện cũng có gây ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng. Chẳng hạn như việc bạn liên tục nhìn đồng hồ. Điều đó chứng tỏ bạn không dành nhiều thời gian và chưa toàn tâm toàn ý cho cuộc phỏng vấn. Thậm chí nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn xem đây là một công việc nhàm chán. Tư thế ngồi không thẳng lưng, vai xệ, ngọ nguậy trên ghế trong khi nói, hai bàn tay thường xuyên làm nhiều hành động thừa thãi, ánh mắt nhìn xuống… chứng tỏ bạn đang rất kém tự tin trong từng lời nói của mình. Cơ thể truyền tải nhiều thông tin cảm xúc hơn bạn nghĩ.

Hãy chú ý đến những cử chỉ tưởng chừng như vô cùng nhỏ nhặt trong lúc trả lời phỏng vấn. Cố gắng thể hiện tốt nhất để gây ấn tượng tốt nhé. Chỉ có như vậy thì cơ hội trúng tuyển của bạn mới cao hơn.

3. Không nói những điều tiêu cực về công ty cũ

Nếu bạn là người từng có kinh nghiệm làm việc, một trong những câu hỏi mà nhà tuyển dụng muốn đặt ra là “Tại sao bạn nghỉ việc ở chỗ làm cũ?”. Trong trường hợp đó, hãy nói về sự mong mỏi được trải nghiệm với một thử thách mới. Sẽ là điểm trừ nếu bạn nói những điều tiêu cực về công ty và đồng nghiệp cũ.

Bạn nên trả lời bằng những điều tích cực. Có thể là trong tương lai khi bạn mong muốn được trải nghiệm ở môi trường mới. Đừng nên nói về những điều tiêu cực. Vì dù gì ở công ty cũ cũng giúp bạn có kinh nghiệm nào đó. Hơn nữa việc nói xấu công ty cũ không làm công ty mới vui hơn. Do đó hãy trả lời thật nhưng tránh biểu đạt cảm xúc tiêu cực với công ty cũ.

không nói xấu công ty cũ

Trong CV xin việc theo mẫu thường có phần lý do muốn chuyển việc và đây không có chỗ bạn nói xấu công ty cũ đâu nhé. Bạn cần thể hiện sự trung thực nhưng cũng không được quên sự khéo léo. Đây là câu hỏi thường gặp và bạn cần trả lời sao để nhà tuyển dụng không bị ấn tượng xấu về bạn.

4. Chủ động đặt câu hỏi với người phỏng vấn

Suốt buổi phỏng vấn xin việc, bạn đừng trở nên thụ động vì chỉ toàn trả lời những câu hỏi được nhà tuyển dụng đặt ra. Một kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc rất quan trọng mà không phải người xin việc cũng biết đó là biết cách đặt câu hỏi ngược lại. Việc thỉnh thoảng đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng khiến buổi phỏng vấn trở nên nhẹ nhàng hơn. Vì nó sẽ giống như một buổi nói chuyện thân mật. Bạn đặt câu hỏi chứng tỏ bạn hứng thú nhiều với công việc. Điều đó sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi cũng không phải dễ dàng. Những câu hỏi về đặc điểm, tính chất, phương thức kinh doanh… sẽ không tốt. Nó khiến nhà tuyển dụng cảm thấy rằng bạn hoàn toàn chưa tìm hiểu gì về họ. Hãy đặt những câu hỏi thông minh để chứng tỏ năng lực của bạn, đồng thời thể hiện sự hiểu biết rõ về công ty. Chẳng hạn như: “loại hình công nghệ nào tôi có thể sử dụng để đáp ứng tốt nhất cho công việc này?”. Hoặc như là “tôi đã từng sử dụng qua một phần mềm rất phù hợp với công việc ở đây, không biết công ty mình đã thử qua phương thức đó chưa?”……

5. Tìm hiểu về công ty mà bạn đi phỏng vấn

Có lẽ đây là kỹ năng dễ dàng thực hiện nhất nhưng cũng là điều mà sinh viên chủ quan mà bỏ qua nhiều nhất. Việc tìm hiểu về công ty bao gồm: chuyên môn, cách thức tổ chức hoạt động, văn hóa doanh nghiệp, đối tác, đối thủ,…Việc bạn càng tìm hiểu sâu về công ty sẽ giúp bạn chắc chắn lựa chọn công ty phù hợp với mình. Bên cạnh đó còn giúp bạn tự tin hơn cho buổi phỏng vấn.

Tìm hiểu về công ty phỏng vấn

Trước khi tham gia phỏng vấn bạn nên dành thời gian tìm hiểu thêm thông tin về công ty bạn sắp ứng tuyển. Đó là sự chuẩn bị tốt nhất cho câu hỏi Bạn biết gì về công ty chúng tôi?”. Đây còn là cơ sở để bạn giải thích cụ thể vì sao bạn muốn được làm việc ở đó. Có thể sẽ là do môi trường chuyên nghiệp muốn được nâng cao chuyên môn, thử sức mình với những lĩnh vực mới mẻ.

6. Tổng kết

Cho đến cuối cùng, điều quan trọng nhất trong số rất nhiều kỹ năng phỏng vấn xin việc đó là bạn phải là chính mình. Dù bạn có nắm rõ các cách thức “lấy lòng” nhà tuyển dụng đến đâu thì điều mà họ quan tâm và chú trọng nhất vốn không phải là hình thức thể hiện bên ngoài mà chính là năng lực và đạo đức của bạn.

Nguồn: https://5skills.xyz/khi-di-phong-van-ban-nen-luu-y-dieu-gi/