Trong cuộc sống, ai cũng muốn được mọi người yêu thích, ai cũng muốn nhận được sự khen ngợi từ mọi người. Chính vì lẽ đó, những lời mang tính tiêu cực, phê phán hoặc chỉ trích sẽ làm mọi người cảm thấy khó chịu, dần dần chính điều đó đã làm nên nỗi sợ sự phán xét. Điều này làm cho mọi người không thoải mái, từ đó cách cư xử cũng có phần thay đổi, giả tạo hơn và không thật với chính mình. Vậy làm sao để xoa dịu nỗi sợ sự phán xét, để chúng ta thoải mái nói ra những suy nghĩ của riêng mình?

Có nhiều cách để vượt qua nỗi sợ phán xét, điều quan trọng là bạn có dám đối mặt với nó hay không.

Không đặt nặng vấn đề bị phán xét

Theo như nghiên cứu, những lời phán xét, phê phán của người khác đối với bạn, chỉ là những lời nói mang tính nhất thời. Vì thế, họ thường quên những lời đó ngay hoặc dễ bị lãng quên bởi những điều xung quanh.

Vì vậy, bạn đừng quá đặt nặng vấn đề ai đó sẽ phán xét mình, hãy cứ để họ nói, rồi họ cũng sẽ quên. Điều bạn cần chú tâm đó chính là hoàn thành tốt công việc của mình, mình sống vì bản thân chứ không phải ai khác, do đó nên làm tốt chức trách của mình để không ai có thể nói gì bạn nữa.

Giữ Vững Tinh Thần Thoải Mái Tập Trung Vào Công Việc Trước Những Lời Phán Xét

Tạo sự đồng cảm giữa mọi người

Khi ai đó đã có ý muốn chỉ trích hay phán xét, bạn sẽ chẳng thể nào ngăn cản người ta, vì thế đừng cố tỏ ra khó chịu, bực tức làm gì cả và cũng đừng cố ngăn cản họ nói gì.

Điều bạn cần phải làm, là sau khi người ta đã nói ra những điều đó, bạn hãy cho họ biết cảm xúc của mình, cố gắng tạo sự đồng cảm. Khi nghe được những lời chân thật từ tận đáy lòng của bạn, họ sẽ hiểu và nhận thấy việc làm của mình là sai. Từ đó, sẽ có điều chỉnh trong lời nói.

Lấy một ví dụ nhé, khi bạn du học hè Philippines khả năng ngôn ngữ của bạn bị hạn chế, vì vậy bạn không thể giao tiếp nhiều với mọi người được. Từ đó, những bạn học viên khác sẽ có những lời tiêu cực, cho rằng bạn khó gần hoặc không hòa đồng. Khi nghe những lời đó bạn sẽ cảm thấy tủi đúng không? Vì vậy, hãy cố gắng nói ra tâm tư, cũng như vấn đề mình mắc phải, thầy cô và các bạn sẽ hiểu và giúp đỡ bạn tốt hơn.

Bỏ ngoài tai những lời tiêu cực

Ông bà ta thường có câu “Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Dù ai đó cố gắng dùng những từ ngữ tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến bạn, thì bạn hãy cứ bỏ ngoài tai những lời đó. Bạn chỉ nên tiếp thu những lời nói có lợi cho bản thân, những lời chia sẻ nhận xét đúng lỗi sai của mình để còn sửa chữa.

Bên cạnh đó, một phương pháp khác giúp chúng ta thoải mái hơn, đó là “lấy độc trị độc” dùng chính những lời phán xét để trị nó. Nghĩa là khi có một ai đó phán xét bạn, hãy biến cuộc phán xét đó thành chia sẻ thẳng thắn giữa hai người, bạn sẽ lắng nghe quan điểm của người khác và nói ra quan điểm cá nhân. Như vậy, khi đã nói hết tất cả những gì đã chất chứa, bản thân bạn sẽ cảm thấy tốt hơn đúng không nào.

Nói Chuyện Một Cách Thẳng Thắn Với Người Phán Xét Mình

Ý thức bản thân không phán xét người khác

Căn nguyên của mọi vấn đề nằm ở chỗ, chính bạn đã từng phán xét, chỉ trích một ai đó. Vì thế họ cảm thấy khó chịu, lâu ngày tích tụ, họ sẽ đợi lúc bạn có sơ hở sẽ tung ra những lời nói khó nghe, phán xét ngược lại.

Vì thế bạn cần có thời gian, ngồi lại đánh giá chính bản thân, rút kinh nghiệm và không nên phán xét bất cứ người nào khi bản thân mình cũng không thích điều đó.

Hãy cố gắng nói ra những điều tốt đẹp, để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, từ đó sẽ không còn bất cứ lời phán xét nào nữa.

Hãy cố gắng chấp nhận thực tại, nói lên những điều mình suy nghĩ để vượt qua nỗi sợ phán xét. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ sống đúng với bản chất của mình, nhờ vậy mà bạn sẽ thấy thoải mái hơn và không còn thấy khó chịu hay mặc cảm nữa.